Bạn đang mở thành lập công ty cổ phần và bạn biết về quy trình thành lập công ty cổ phần, sau đây là những câu hỏi được giải đáp khi bạn tiến hành mở công ty cổ phần
1. Tài sản sở hữu của chủ sở hữu Công ty cổ phần ?
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau, được gọi là cổ phần. Chủ sở hữu công ty (được gọi là cổ đông) mua và sở hữu cổ phần của công ty tương ứng với phần vốn đóng góp của mình vào công ty.
2. Số lượng cổ đông của một Công ty cổ phần có hạn chế hay không ?
Có. Số lượng cổ đông tối thiểu là 3. Tuy nhiên, không có giới hạn đối với số lượng cổ đông tối đa.
3. Ai có thể làm cổ đông của một Công ty cổ phần ?
Cá nhân (thể nhân) và/hoặc tổ chức (pháp nhân gồm doanh nghiệp, cơ quan chính phủ được ủy quyền, v.v.) có thể trở thành cổ đông của một công ty cổ phần bằng việc sở hữu cổ phần của công ty đó.
4. Có các loại cổ phần khác nhau hay không ?
Có. Có hai loại cổ phần: cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi thường có giá trị ưu tiên so với cổ phần phổ thông, được đảm bảo trong điều lệ công ty cổ phần, khi thanh toán cổ tức và phân phối tài sản.
Theo Luật doanh nghiệp 2005, một công ty cổ phần có thể phát hành cả cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi, gồm: a) cổ phần ưu đãi biểu quyết, b) cổ phần ưu đãi cổ tức, c) cổ phần ưu đãi hoàn lại, d) cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định.
Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày đăng ký kinh doanh. Sau đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Theo Luật doanh nghiệp 2005, một công ty cổ phần có thể phát hành cả cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi, gồm: a) cổ phần ưu đãi biểu quyết, b) cổ phần ưu đãi cổ tức, c) cổ phần ưu đãi hoàn lại, d) cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định.
Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày đăng ký kinh doanh. Sau đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
5. Trách nhiệm tài chính của cổ đông Công ty cổ phần ?
Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty trong phạm vi số vốn đóng góp vào công ty.
Công ty cổ phần có được phép phát hành cổ phần ra thị trường hay không ?
Có. Công ty cổ phần được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Cổ đông có quyền chuyển nhượng và bán cổ phần của mình tại bất kỳ thời điểm nào, ngoại trừ trường hợp cổ phần đó là cổ phần ưu đãi biểu quyết hoặc cổ phần do cổ đông sáng lập nắm giữ và có thể chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty đăng ký kinh doanh và cho cá nhân khác, nếu được sự chấp thuận của hội đồng cổ đông.
Có. Công ty cổ phần được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Cổ đông có quyền chuyển nhượng và bán cổ phần của mình tại bất kỳ thời điểm nào, ngoại trừ trường hợp cổ phần đó là cổ phần ưu đãi biểu quyết hoặc cổ phần do cổ đông sáng lập nắm giữ và có thể chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty đăng ký kinh doanh và cho cá nhân khác, nếu được sự chấp thuận của hội đồng cổ đông.
6. Ai chịu trách nhiệm quản lý Công ty cổ phần ?
Cấp ra quyết định cao nhất tại công ty cổ phần là Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông bầu Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát.
Cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát.
Hội đồng Quản trị bổ nhiệm thành viên của hội đồng hoặc một người khác làm đốc hoặc tổng giám đốc công ty. Giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty cổ phần không được làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của một công ty khác.
Cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát.
Hội đồng Quản trị bổ nhiệm thành viên của hội đồng hoặc một người khác làm đốc hoặc tổng giám đốc công ty. Giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty cổ phần không được làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của một công ty khác.
7. Con dấu, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của Công ty trách nhiệm Cổ phần ?
Công ty cổ phần được quyền làm con dấu và sử dụng trong quá trình kinh doanh. Xin tham khảo phần liệt kê các yêu cầu áp dụng cho việc xin khắc dấu được cung cấp tại Cổng thông tin này.
Không có giới hạn về số lượng địa điểm kinh doanh, chi nhánh và văn phòng đại diện của một công ty cổp phần. Xin tham khảo Nghị định 88/2006/NÐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh và Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 để biết thêm chi tiết về các yêu cầu đối với việc đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh bổ sung.
8. Đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần tại đâu ?
Bạn cần gửi hồ sơ đăng ký đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh, thành phố nơi bạn dự định đặt trụ sở công ty, sau khi đã hoàn thành đầy đủ tất cả các hồ sơ đăng ký kinh doanh theo yêu cầu.
9. Hồ sơ đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần gồm những tài liệu gì ?
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanhCông ty cổ phần. Mẫu giấy đề nghị được cung cấp tại Phòng đăng ký kinh doanh.
Dự thảo điều lệ công ty
Danh sách thành viên, kèm theo:
Dự thảo điều lệ công ty
Danh sách thành viên, kèm theo:
Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc tài liệu chứng thực cá nhân hợp pháp của các thành viên là thể nhân (cá nhân).
Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc các chứng nhận liên quan khác của thành viên là tổ chức (các pháp nhân khác như doanh nghiệp hoặc các cơ quan được ủy quyền như cơ quan chính phủ được ủy quyền làm thành viên công ty cổ phần) và bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu họac các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ khác của dại điện được ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc các chứng nhận liên quan khác của thành viên là tổ chức (các pháp nhân khác như doanh nghiệp hoặc các cơ quan được ủy quyền như cơ quan chính phủ được ủy quyền làm thành viên công ty cổ phần) và bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu họac các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ khác của dại điện được ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Văn bản xác nhận vốn pháp định của công ty do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của thành viên công ty hoặc (các) cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của thành viên công ty hoặc (các) cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
10. Các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ của thành viên là cá nhân ?
- Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của công dân Việt Nam định cư tại Việt Nam.
Đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài, một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau:
- Hộ chiếu Việt Nam
- Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có thể thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau:
- Giấy chứng nhận quốc tịch Việt Nam
- Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam
- Giấy xác nhận đăng ký công dân
- Giấy xác nhận gốc Việt Nam
- Giấy xác nhận có gốc Việt Nam
- Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam
- Các giấy tờ khác theo quy định pháp luật
- Thẻ Thường trú còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
- Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.
Đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài, một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau:
- Hộ chiếu Việt Nam
- Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có thể thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau:
- Giấy chứng nhận quốc tịch Việt Nam
- Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam
- Giấy xác nhận đăng ký công dân
- Giấy xác nhận gốc Việt Nam
- Giấy xác nhận có gốc Việt Nam
- Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam
- Các giấy tờ khác theo quy định pháp luật
- Thẻ Thường trú còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
- Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.
11. Các thông tin cần cung cấp trong Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh ?
Công ty cổ phần do người đại diện theo pháp luật của công ty đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật của công ty là giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty, trừ trường hợp được quy định khác trong điều lệ công ty. Điều lệ công ty phải quy định rõ việc này.
Khi đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần, doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các thông tin sau:
- Tên, sắc tộc, quốc tịch, ngày sinh, giới tính, số chứng minh nhân dân hoặc các chứng thực cá nhân khác, tên cơ quan cấp và ngày cấp chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú, địa chỉ hiện tại, số điện thoại, số fax, địa chỉ giao dịch thư điện tử và website nếu có, của người đại diện theo pháp luật và thành viên là cá nhân.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức.
- Tên công ty bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt của công ty nếu có.
- Địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, địa chỉ giao dịch thư điện tử và website nếu có.
- Ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống phân loại ngành kinh tế quốc dân Việt Nam (VSIC)
- Vốn đăng ký (cũng gọi là vốn điều lệ)
- Tổng số cổ phần phát hành, mệnh giá gốc của cổ phần, số lượng và loại cổ phần do thành viên sáng lập đăng ký mua, số lượng và loại cổ phần dự định bán ra thị trường.
- Vốn pháp định nếu ngành nghề kinh doanh đòi hỏi có vốn pháp định
- Tên và địa chỉ chi nhánh nếu có
- Tên và địa chỉ văn phòng đại diện nếu có
- Tên và địa chỉ của (các) địa điểm kinh doanh nếu có
- Chữ ký của người đại diện theo pháp luật
- Danh sách thành viên phải nêu rõ số vốn đóng góp của từng thành viên, loại tài sản góp vốn và giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời điểm góp vốn. Các thành viên phải ký xác nhận vào danh sách này và nộp cho cơ quan đăng ký kính doanh kèm theo dự thảo điều lệ công ty.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức.
- Tên công ty bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt của công ty nếu có.
- Địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, địa chỉ giao dịch thư điện tử và website nếu có.
- Ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống phân loại ngành kinh tế quốc dân Việt Nam (VSIC)
- Vốn đăng ký (cũng gọi là vốn điều lệ)
- Tổng số cổ phần phát hành, mệnh giá gốc của cổ phần, số lượng và loại cổ phần do thành viên sáng lập đăng ký mua, số lượng và loại cổ phần dự định bán ra thị trường.
- Vốn pháp định nếu ngành nghề kinh doanh đòi hỏi có vốn pháp định
- Tên và địa chỉ chi nhánh nếu có
- Tên và địa chỉ văn phòng đại diện nếu có
- Tên và địa chỉ của (các) địa điểm kinh doanh nếu có
- Chữ ký của người đại diện theo pháp luật
- Danh sách thành viên phải nêu rõ số vốn đóng góp của từng thành viên, loại tài sản góp vốn và giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời điểm góp vốn. Các thành viên phải ký xác nhận vào danh sách này và nộp cho cơ quan đăng ký kính doanh kèm theo dự thảo điều lệ công ty.
12. Có nhất thiết phải đặt tên cho Công ty cổ phần hay không ?
Có. Tất cả các doanh nghiệp, gồm cả Công ty cổ phần, đều phải có tên.
13. Có quy định về việc đặt tên Công ty cổ phần hay không ?
Có. Xin tham khảo kỹ Chương III, Điều 10-13 Nghị định 88/2006/NÐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh và Điều 31-34 của Luật Doanh nghiệp để biết thêm các yêu cầu về việc đặt tên doanh nghiệp.
Theo Luật Doanh nghiệp và Nghị định 88/2006, tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký thuộc cùng ngành nghề kinh doanh và trong cùng tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó, bạn cần kiểm tra tên đã đăng ký của tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong hồ sơ lưu trữ của Phòng Đăng ký Kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi bạn dự định đặt trụ sở chính. Nếu tên bạn đinh đặt cho doanh nghiệp của mình trùng với một tên doanh nghiệp đã đăng ký, giấy xin đăng ký kinh doanh của bạn sẽ không được chấp nhận.
14. Mất bao lâu để đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần ?
Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định là 10 ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu đăng ký kinh doanh hợp lệ.
Khi nộp hồ sơ yêu cầu đăng kí kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp cho bạn giấy biên nhận, ghi rõ ngày nộp hồ sơ. Nếu các nội dung trong hồ sơ yêu cầu đăng ký kinh doanh không đầy đủ theo quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu bạn chỉnh sửa hoặc bổ sung hồ sơ trong vòng 10 ngày làm việc. Trong thông báo này, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chỉ rõ nội dung cần chỉnh sửa hoặc bổ sung.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét